Trong bối cảnh xã hội hiện đại, chúng ta nhận thấy rõ hơn sợi dây kết nối giữa con người và tự nhiên, mà ở đó, những thay đổi và ảnh hưởng tiêu cực của con người lên môi trường xung quanh đáng tiếc thay lại là vấn đề nổi trội hơn bao giờ hết. 

Trái Đất chúng ta đang trải qua giai đoạn “khủng hoảng sinh thái”, khi các nguồn lực tự nhiên không còn đủ để đáp ứng cho những nhu cầu con người, đứng trước sự gia tăng không ngừng của dân số thế giới, sự phung phí trong việc phân bổ tài nguyên, năng lượng cho các hoạt động kinh tế / xây dựng, gây nên những thiệt hại nghiêm trọng lên môi trường và đa dạng sinh học.

Ngay từ đầu thế kỷ 20 đến giữa thế kỷ 21, cụm từ “sống xanh” và “bền vững” được truyền thông và sử dụng rộng rãi khi nhắc đến môi trường, liên tục gây nên sự phân tán về mặt khái niệm và định nghĩa chính xác. 

Bằng cách quay về và nhận diện bức tranh tổng thể, chúng ta biết được rằng tự nhiên mới chính là bản đồ chỉ dẫn cho con người về tính đa dạng sinh thái của các loài đang cùng sinh sống, đã và đang định hình thế giới vật chất, của những kiến thiết nhân loại.

KHỞI ĐIỂM

vùng đất 

“đất lành chim đậu”

Giai đoạn khởi điểm có thể được ví như giai đoạn “cắm rễ”. 

Khái niệm ‘đất lành chim đậu’ dù nghe có vẻ rất chung, nhưng cũng mang trong nó hàm nghĩa về lựa chọn cho chính bản thân mỗi người, vùng đất, nơi mình cảm thấy thuộc về, để nuôi dưỡng và phát triển đúng với tiềm năng của mình ⇒ góp phần giúp phát huy tiềm năng văn hoá, vùng đất mình chọn sinh sống. 

VA CHẠM

dòng chảy 

“đá càng cứng, nước càng trong” 

Giai đoạn va chạm, “dòng chảy”, mang con người ta về với hình ảnh của nước. 

Đứng trước một khởi đầu, mỗi người sẽ phải đối diện không chỉ những tập quán bên trong mà còn là những tác động bên ngoài. Việc làm sao để biết uyển chuyển với ngoại cảnh mà vẫn giữ được nét riêng, khao khát của mình là hành trình trải nghiệm, va chạm với nhiều chất liệu.

HÌNH THÀNH

con người

“an cư lạc nghiệp”

Giai đoạn hình thành, gắn liền với câu nói ‘an cư lạc nghiệp’, thời điểm đó đến nhanh hoặc chậm tuỳ theo mức độ cắm rễ và nuôi dưỡng tự bên trong mỗi người. 

Mỗi vùng đất, cùng vị trí địa lý và khí hậu khác nhau, mang trong nó những tiềm năng và hạn chế riêng. Con người khi học cách hòa mình cùng dòng chảy của tự nhiên, sẽ đạt đến sự viên mãn (fulfillment) từ bên trong & phát huy được hết tiềm năng sáng tạo của mình (creativity)

Kéo để đặt các hòn đá lên nhau

CON NGƯỜI TRONG TỰ NHIÊN

CON NGƯỜI

Khi con người xuôi theo dòng và hiểu hơn về sự vô thường trong tự nhiên, sự sống này, con người ta mới thực sự có cơ hội lắng lại và nghe ra được những hướng đi khôn ngoan và điềm tĩnh hơn, trong bối cảnh xã hội hiện đại. The Yên Concept vẫn giữ nguyên giá trị cốt lõi về nơi cuộc sống tìm lại giá trị cân bằng, điểm xanh mà ở đó con người ta có cơ duyên được chậm lại, trở về những điều cơ bản nhất. 

VÙNG ĐẤT

Khi cây xanh nội thất / cây xanh trang trí đã quá quen thuộc, và dần được bình thường hóa với con người trong những năm gần đây. Nhận thức rõ được điều đó, cùng những cơ hội tiếp cận mới, The Yên Concept mong muốn mang cây ăn trái đến gần gũi hơn với lối sống thành thị, quá trình quan sát – nuôi dưỡng – nhìn cây đơm hoa kết trái, giúp con người gần hơn với tự nhiên, với dòng chảy.

VĂN HÓA

Không chỉ để hiểu duy nhất bức tranh rộng lớn về tự nhiên, việc quay trở về chính nơi mình đứng, mỗi người cũng đã có cơ hội chạm đến gốc rễ của tự nhiên. Bằng cách hiểu về các tập quán của mỗi vùng miền, văn hoá địa phương tại Việt Nam, The Yên Concept có thể chia sẻ đến cộng đồng chung quanh những đặc trưng làng nghề Việt Nam, mang đến những bài học thú vị về cách văn hoá con người mỗi nơi thích ứng với các điều kiện tự nhiên thế nào, để sinh sống và phát triển.